Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn cháy nổ, việc sử dụng bình chữa cháy chính xác, đảm bảo an toàn cho người sử dụng là điều quan trọng hàng đầu. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách sử dụng bình chữa cháy CO2 một cách chi tiết nhất mà ai cũng có thể làm được, tham khảo ngay nhé!
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình chữa cháy CO2
Vỏ bình: Vỏ bình được làm từ thép đúc, có hình dạng trụ đứng và thường được sơn màu đỏ.
Cụm van: Cụm van có thể làm bằng hợp kim đồng và có hai kiểu chính: kiểu van vặn một chiều (thường được sử dụng trong các bình của Nga, Ba Lan...) hoặc kiểu van lò xo nén một chiều (thường được sử dụng trong các bình của Trung Quốc, Nhật Bản...). Cụm van có chốt hãm kẹp chì để đảm bảo chất lượng của bình.
Ống dẫn khí CO2: Bên trong bình và dưới van có các ống nhựa cứng để dẫn khí CO2 lỏng ra ngoài. Cụm van còn có một van an toàn, được thiết kế để xả khí ra ngoài khi áp suất trong bình vượt quá mức quy định, nhằm đảm bảo an toàn.
Loa phun: Loa phun có thể được làm bằng kim loại, nhựa cứng hoặc cao su, và được gắn với cụm van thông qua ống thép cứng hoặc ống xifong mềm.
Nhãn trên thân bình: Thân bình thường có các nhãn ghi đặc điểm và hướng dẫn sử dụng. Hầu hết các bình chữa cháy được sơn màu đỏ, ngoại trừ một số loại đặc biệt như bình của Ba Lan (màu trắng) và bình loại CDE của Trung Quốc (màu đen).
Nguyên lý chữa cháy của bình chữa cháy khí CO2 là khi mở van bình, khí CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài và chuyển thành khí. Khí CO2 này làm loãng nồng độ hỗn hợp khí cháy, làm lạnh vùng cháy và dập tắt đám cháy.
Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy CO2 chi tiết nhất
Bước 1: Khi phát hiện có đám cháy, nhanh chóng bĩnh tĩnh xách bình chữa cháy CO2 đến địa điểm có đám cháy.
Bước 2: Chuẩn bị tư thế sẵn sàng, 1 tay để loa phun cách đám cháy tầm 0,5m và 1 tay giật chốt hãm.
Bước 3: Bóp hoặc vặn van để khí tự phun ra dập tắt đám cháy
Trong quá trình chữa cháy, có một số nguyên tắc cơ bản cần tuân theo để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
Xác định hướng gió: Đối với đám cháy ngoài trời, người phun chất chữa cháy cần đứng ở phía đầu của hướng gió để đảm bảo rằng chất chữa cháy được thổi vào đám cháy. Trong trường hợp đám cháy xảy ra trong phòng, người phun cần đứng gần cửa ra vào để có lối thoát dự phòng.
Ngừng phun chữa cháy: Khi bạn muốn dừng việc phun chữa cháy, hãy tắt hoàn toàn nguồn cung cấp chất chữa cháy trước khi ngừng phun.
Phun chất lỏng: Đối với đám cháy chất lỏng, hãy phun chất chữa cháy lên bề mặt của chất lỏng thay vì phun trực tiếp vào chất lỏng. Phun trực tiếp có thể làm chất lỏng bắn ra ngoài và làm cháy mạnh hơn.
Vị trí và khoảng cách: Vị trí và khoảng cách mà bạn đứng khi phun chữa cháy phụ thuộc vào loại đám cháy và lượng chất chữa cháy còn lại trong bình.
Phân biệt bình đã qua sử dụng: Bình chữa cháy đã qua sử dụng nên được lưu trữ riêng biệt để dễ phân biệt. Trong tình huống khẩn cấp, chúng ta không thể dành thời gian để xác định đâu là bình đã qua sử dụng và đâu là bình mới.
Đề phòng bị bỏng lạnh: Khí CO2 có khả năng làm lạnh mạnh và nhanh chóng. Hãy tránh phun trực tiếp vào cơ thể và chỉ cầm vào đầu nhựa, cao su trên vòi phun và loa phun. Trong trường hợp phun trong phòng kín, hãy đảm bảo rằng tất cả mọi người đã ra khỏi phòng trước khi phun.
Tháo lắp bộ phận cẩn thận: Khi tháo lắp các bộ phận như vòi phun hoặc xifong, hãy vặn chặt để tránh rò rỉ khí và đảm bảo an toàn cho tay.
Các thiết bị bảo hộ: Luôn đảm bảo rằng bạn đã trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cần thiết. Đối với việc chữa cháy các thiết bị điện cao thế, hãy đeo ủng và găng tay cách điện. Trong phòng kín, hãy mặc đồ bảo hộ như quần áo, ủng và găng tay.
Để đạt được hiệu quả cao đồng thời đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn có thể tham khảo một số những những lưu ý trên đây. Hơn nữa, là để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng.